Bọc răng sứ là kỹ thuật thẩm mỹ ảnh hưởng đáng kể đến răng thật và có thể dẫn đến những rủi ro nếu không được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cùng với việc chăm sóc đúng cách. Vì vậy, nhiều người quan tâm liệu răng sứ có tháo ra được hay không để đề phòng các vấn đề có thể xảy ra. Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
Mục lục
Bọc răng sứ có tháo ra được không?
Bọc răng sứ là quá trình mài giảm một phần men răng sau đó chế tạo mão sứ rồi gắn lên cùi răng sao cho phù hợp với cung hàm. Kết quả là bạn sẽ có một hàm răng đều đặn, sáng trắng và đẹp tự nhiên.
Xem thêm: Bọc răng sứ có bền không? Có tốt như răng thật không?
Răng sứ được gắn cố định trên cùi răng để đảm bảo chắc chắn, bạn hoàn toàn có thể ăn nhai như răng thật mà không lo bị bung bật, lung lay. Tuy được lắp cố địn chắc chắn trên cung hàm nhưng khi cần thay mới hoặc tháo bỏ răng sứ thì bác sĩ sẽ có những kỹ thuật riêng để xử lý.
Vì thế có thể khẳng định là răng sứ hoàn toàn có thể tháo ra được nhưng cần phải có sự hỗ trợ của bác sĩ và các dụng cụ chuyên dụng tại nha khoa.
Thông thường, có hai cách để tháo răng sứ:
- Cách 1: Răng sứ được cắt thành nhiều mảnh nhỏ, sau đó được tháo ra từng phần để tránh tổn thương cùi răng gốc bên trong.
- Cách 2: Răng sứ được mài nhỏ theo chiều dọc của thân răng để không va vào các răng lân cận trong quá trình tháo ra.
Việc tháo răng sứ cần được thực hiện khéo léo, đảm bảo không gây tổn thương hoặc nhiễm trùng mô nướu. Khi thực hiện tháo răng sứ cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn, trình độ tay nghề cao và các thiết bị được đảm bảo vô trùng. Điều quan trọng nữa là chỉ chỉ tháo răng sứ khi có chỉ định của bác sĩ.
Vậy những trường hợp nào được chỉ định tháo răng sứ?
Trường hợp nào cần tháo răng sứ làm lại?
Tháo bỏ răng sứ sau khi phục hình là điều không ai mong muốn, nhưng vẫn có những trường hợp răng bị hư hại hoặc gặp vấn đề nghiêm trọng buộc phải tháo răng sứ ra để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng. Nếu gặp phải các vấn đề dưới đây bạn cần đến ngay nha khoa để được tháo răng sứ và điều trị kịp thời:
Răng sứ bị nứt, vỡ nặng: Nếu sử dụng loại răng sứ kém chất lượng hoặc thường xuyên ăn các loại thức ăn quá dai, quá cứng, tổn thương do những tác động lực từ bên ngoài sẽ khiến răng sứ dễ bị nứt vỡ và cần tháo ra để thay thế răng mới.
Răng đau nhức kéo dài: Khi bác sĩ thực hiện bọc răng sứ thiếu kinh nghiệm, tay nghề kém mài răng quá nhiều gây xâm lấn đến cấu trúc răng thật. Nghiêm trọng hơn là khiến cho răng bọc sứ bị viêm tủy, làm cho răng bị đau nhức kéo dài. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ bắt buộc phải tháo mão sứ ra để điều trị tủy.
Hôi miệng: Tương tự răng thật, bọc răng sứ nếu không được chăm sóc và làm sạch đúng cách có thể gây nên viêm nhiễm từ bên trong, viêm nướu và dẫn đến tình trạng hôi miệng.
Răng sứ bị hở, cong vênh: Nếu lựa chọn địa chỉ nha khoa kém chất lượng, chế tác răng sai kích thước với trụ răng có thể dẫn đến tình trạng răng sứ bị hở, cong vênh vừa không khắc phục được vấn đề thẩm mỹ vừa là nguyên nhân khiến cho thức ăn dễ bám vào bên trong gây viêm nhiễm, đau nhức. Dần dần sẽ dẫn đến các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng…. Để khắc phục thì phải tháo mão sứ cũ và làm lại sứ mới.
Dị ứng với chất liệu sứ: Về trường hợp này có thể do người dùng có cơ địa nhạy cảm, dễ bị kích ứng với chất liệu sứ hoặc do chọn loại răng sứ kém chất lượng. Lúc này, cũng cần tháo răng cũ ra để thay thế bằng răng mới.
Răng sứ bị tụt nướu, tụt lợi: Trường hợp răng sứ bị hở nướu gây tụt lợi cũng cần được xử lý ngay để tránh tình trạng kẽ hở giữa nướu và răng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng.
Răng thật bị sâu: Nếu quá trình bọc răng sứ không đúng kỹ thuật, có thể tạo ra kẽ hở giữa răng thật và răng sứ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây sâu răng. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào mô nướu, gây sâu răng và nhiễm trùng.
Những tổn thương trên đều là những vấn đề về sức khỏe răng miệng cần được điều trị kịp thời. Do đó, khi gặp phải bất kỳ tình trạng nào bệnh nhân nên đến trực tiếp nha khoa để bác sĩ thăm khám và tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Nếu nha khoa hiện tại không đảm bảo chất lượng thì bạn nên tìm kiếm địa chỉ nha khoa uy tín hơn để điều trị và tái tạo răng sứ.
Việc thay mảnh sứ mới sẽ là cần thiết để mang lại nụ cười tự tin hơn khi giao tiếp hàng ngày. Ngoài ra, các trường hợp sử dụng răng sứ kém chất lượng, bị nhiễm màu, hở viền lợi, hoặc không đáp ứng thẩm mỹ cũng cần phải thay đổi bằng cách bọc răng sứ mới, tạo ra nụ cười trắng sáng và thẩm mỹ hơn theo nhu cầu của bệnh nhân.
Xem thêm: Hướng dẫn xử lý tình trạng bọc răng sứ bị viêm lợi
Tháo răng sứ có bị đau không?
Việc tháo mảnh răng sứ đòi hỏi một lực tác động mạnh, nhưng để đảm bảo sự thoải mái và không đau, bệnh nhân sẽ được tiêm hoặc xịt thuốc tê trước khi tiến hành. Vì vậy, bạn không cần lo lắng về cảm giác đau buốt khi tháo răng sứ nữa.
Đặc biệt, nếu bạn lựa chọn sử dụng dịch vụ tại cơ sở nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, được trang bị công nghệ và máy móc hiện đại thì quá trình tháo răng sứ sẽ diễn ra an toàn, nhanh chóng và giảm thiểu được cảm giác đau đớn.
Sau khi hoàn tất quá trình tháo và lắp lại răng sứ, thuốc tê sẽ dần hết tác dụng và lúc này bác sĩ sẽ kê cho bạn sử dụng thêm thuốc giảm đau để giảm bớt cảm giác ê buốt và đau nhức.
Tháo răng sứ có bọc lại lần 2 được không?
Răng sứ sẽ được lắp cố định vào cùi răng để đảm bảo độ bám chắc khi thực hiện các chức năng ăn nhai và người bệnh sẽ không thể tự ý tháo ra theo cách thông thường, mà cần phải có sự hỗ trợ của nha khoa.
Khi tháo răng sứ, bác sĩ sẽ phải cắt gỡ từng phần mão răng sứ để tránh làm gãy thân răng. Lúc này, răng sứ sẽ không còn nguyên vẹn như ban đầu. Do đó, bác sĩ sẽ bắt buộc phải tiến hành phục hình sau tháo răng sứ.
Tùy vào tình trạng sức khỏe của cùi răng có thể bảo tồn được hay không mà bác sĩ chỉ định bọc sứ lần 2 hoặc trồng răng phục hình. Sau khi tháo răng sứ bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra tình trạng trụ răng thật cũng như các mô nha chu xung quanh. Nếu như răng vẫn còn chắc khỏe, mô nha chu săn chắc, không có dấu hiệu tiêu xương thì có thể thực hiện bọc lại mão sứ mới ngay sau đó.
Trường hợp trụ răng thật đã hư hỏng, tình trạng viêm nhiễm tiến triển nặng nề, cùi răng thật không còn đủ khả năng để nâng đỡ mão sứ đáp ứng chức năng ăn nhai tốt. Lúc này, cách phục hình tốt nhất là cần nhổ bỏ răng và thực hiện cấy ghép răng Implant. Nhờ đó sẽ giúp khôi phục cả về mặt thẩm mỹ, chức năng ăn nhai, phòng tránh tiêu xương hàm với thời gian sử dụng được bền lâu.
Xem chi tiết: Bọc răng sứ bao lâu thì phải làm lại?
Quy trình tháo và bọc lại răng sứ đúng chuẩn
Quy trình tháo răng sứ cũ và bọc răng sứ lần 2 được thực hiện theo các bước chi tiết sau:
+) Bước 1: Bác sĩ bắt đầu quy trình bằng việc vệ sinh sạch sẽ khoang miệng của bệnh nhân và sau đó tiến hành gây tê để giảm cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.
+) Bước 2: Tùy thuộc vào tình trạng răng của người bệnh, bác sĩ có thể sử dụng hai phương pháp để tháo răng sứ.
- Phương pháp 1 là cắt mảnh răng sứ thành những mảnh nhỏ hơn và tháo từng miếng một, tránh va chạm vào cùi răng bên trong.
- Phương pháp 2 là mài xung quanh thân răng sứ theo chiều dọc cho đến khi lớp sườn được lộ ra, sau đó sẽ tháo gỡ mảnh răng sứ.
+) Bước 3: Sau khi tháo răng sứ cũ, bác sĩ tiếp tục sửa soạn cùi răng thật và lấy dấu chế tạo cho răng sứ mới để thay thế.
+) Bước 4: Khi mảnh răng sứ mới đã được hoàn thành, bác sĩ sẽ gắn thử và cân chỉnh lại khớp cắn, đảm bảo không có sự vướng víu hay cộm cấn. Cuối cùng, mảnh răng sứ mới sẽ được cố định vĩnh viễn bằng keo dán chuyên dụng.
Quá trình này đảm bảo sự chính xác và chi tiết trong từng bước để giúp tái tạo lại hàm răng một cách hoàn hảo và an toàn cho bệnh nhân.
Tham khảo thêm: Quy trình bọc răng sứ chuẩn Y khoa an toàn, hiệu quả
Một số câu hỏi thường gặp khi bọc răng sứ
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp được chúng tôi tổng hợp lại mời các bạn cùng tham khảo.
Mão răng sứ tự nhiên bị rơi ra phải làm sao?
Để giải quyết vấn đề khi răng sứ rơi ra, trước tiên, bạn cần nhanh chóng đến nha khoa nơi bạn đã làm răng sứ để được xử lý chính xác. Tùy theo tình trạng của răng sứ, các biện pháp xử lý sẽ khác nhau:
- Nếu răng sứ vẫn còn nguyên vẹn và cùi răng tốt thì chỉ cần gắn răng lại là đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
- Trong trường hợp răng sứ đã bị sứt mẻ thì bác sĩ sẽ tư vấn làm lại răng sứ mới để thay thế.
Nguyên nhân dẫn đến việc răng sứ rơi ra có thể do lực ăn nhai quá mạnh, răng sứ đã hết tuổi thọ, vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc kỹ thuật làm răng sứ chưa tốt.
Răng sứ bị rơi có được bảo hành không?
Về vấn đề bảo hành, hầu hết các nha khoa đều có chế độ bảo hành riêng cho từng loại răng sứ. Nếu răng sứ rơi ra trong thời gian được bảo hành, bạn sẽ được hưởng chế độ bảo hành 1 đổi 1. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng chế độ bảo hành tại mỗi nha khoa là khác nhau, do đó trước khi tiến hành làm răng sứ, hãy trao đổi kỹ về vấn đề này để tránh những phiền toái không đáng có.
Bọc lại răng sứ lần 2 có phải mài thêm răng không?
Về việc bọc lại răng sứ lần 2, thông thường không cần phải mài thêm răng. Quy trình này đơn giản là tháo răng sứ cũ, lấy dấu răng và làm răng sứ mới. Khi thực hiện tháo răng sứ bạn sẽ được hỗ trợ bằng thuốc tê và các thiết bị hiện đại khác để giảm đau đớn.
Bọc răng sứ lần 2 giá bao nhiêu?
Giá thành cho việc bọc lại răng sứ lần 2 thường phụ thuộc vào loại sứ được lựa chọn cùng tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại. Trước khi bọc răng sứ lần 2 cần điều trị khỏi vấn đề về sức khỏe răng miệng trước để đảm bảo tính an toàn và độ bền cho răng sứ.
Hiện nay, có hai loại sứ phổ biến là răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ, mỗi loại đều có giá thành khác nhau. Răng sứ kim loại có giá rẻ hơn nhưng tính thẩm mỹ không cao và dễ bị đen viền nướu. Còn răng sứ toàn sứ thường có giá cao hơn nhưng đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền cao.
Xem chi tiết: Bọc răng sứ có đắt không? Chi phí hết bao nhiêu?
Cần lưu ý những gì sau khi làm lại răng sứ?
Khi đã làm lại răng sứ, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Cần lắp lại mảnh răng sứ mới để đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
- Nên chọn nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình tháo răng bọc sứ, tránh những biến chứng không mong muốn gây tốn kém về mặt tài chính.
- Hạn chế ăn các thực phẩm quá dai/cứng để tránh tổn thương răng sứ và cùi răng.
- Đánh răng đúng cách và đều đặn để duy trì vệ sinh răng miệng.
- Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề liên quan đến răng sứ.
Như vậy, trong một số trường hợp cần thiết thì răng sứ đã trồng vẫn có thể tháo ra được. Để tránh những rủi ro về sức khỏe răng miệng dẫn đến việc phải tháo răng sứ, gây mất thời gian xử lý, ngay từ đầu bạn nên chọn nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề và chỉ sử dụng loại răng sứ đảm bảo chất lượng.